SẬP VẢI TỦ CHE TÍCH
TU TICH MOC
SAP CAY
SẬP CÂY DÀY
TU CHE TICH
Sập Vải
Tủ Chè Tích Đặc biệt
ghe mun2
vang mun
ghe mun2
Bàn thờ To
Rồng Chủ
Thứ tư, ngày 9/10/2024
  Tiếng Việt
ANH-THUMNAIL
http://www.dogolaxuyen.com.vn/
Nhà Thuốc Nam Gia Truyền
MOI QC
LOGO
Thầy Thuốc của Bạn
Bộ bàn ghế gỗ gù hương 4.000 năm tuổi
Cập nhật:1:30 ngày 22/02/2012 19/7/2010
Năm 2000, một lần ngao du xứ Mường (Kim Bôi, Hòa Bình), ông Nguyễn Công Đức bỗng phát hiện dưới khoảng đất đồi bằng phẳng có một gốc cây gù hương đại thụ. Ông bỏ ra ngay số tiền tương đương với 12 cây vàng thời đó, mua lại gốc cây và vận chuyển về trang trại của mình ở Lương Sơn làm bàn ghế.
Bỏ 12 cây vàng chỉ để thỏa tò mò
 
Ông Bùi Văn Hiếu (53 tuổi) dẫn chúng tôi đến thăm trang trại của ông Nguyễn Công Đức để mục sở thị bộ bàn ghế làm từ gốc cây gỗ gù hương có một không hai này. Ông Hiếu kể, 9 năm qua, ông Đức “gấu” (người dân xứ này gọi ông Nguyễn Công Đức như vậy vì ông nổi tiếng về tài nuôi gấu đẻ) để bộ bàn ghế độc đáo ở nguyên một chỗ, ngay trước phòng khách của căn nhà hai tầng màu trắng, trong trang trại rộng gần 7ha.
 
Có được bộ bàn ghế làm từ gốc cây gù hương 4.000 năm tuổi này, theo lời ông Đức, là một cơ may hiếm có. “Trong một lần cùng mấy người bạn đi chơi ở vùng Kim Bôi, khi đi qua một ngọn đồi, tôi thấy xung quanh rất nhiều cây dại mọc nhưng giữa ngọn đồi thì tịnh không có một bóng cây. Thấy lạ, tôi lại gần quan sát thì bị “mắc kẹt” ở đó không tài nào ra được. Sau đó, tôi tìm đến một người dân tộc ở gần đó hỏi thì được biết, dưới khoảng đất trống đó có một gốc cây gù hương”, ông Đức nhớ lại.
 

Ông Đức bên bộ bàn ghế độc nhất vô nhị của mình.

 
Đang miên man suy nghĩ, không biết dưới đó là gốc cây gì mà có sự lạ kỳ đến thế thì người đàn ông Mường hỏi tôi có mua gốc cây không. Quá tò mò, tôi hỏi giá bao nhiêu. Ông ấy bảo: “Mày trả cho tao một triệu hai là được. Không mặc cả, tôi trả nguyên giá ông đưa ra”. Theo lời người chủ đất thì những năm 50, thực dân Pháp cai quản vùng này đã chặt cây gù hương này đưa xuống tàu chở về nước, chỉ còn lại gốc cây.
 
Tiền trao xong, ông Đức đề nghị người đàn ông kia đào lớp đất phía trên để xem. Càng đào, gốc cây hiện ra như một tảng đá rộng. Lấy thước đo,  “tảng đá” có đường kính tới 7,4m và mùi thơm rất đặc biệt.
 
Trả 130 ngàn USD chưa bán
 
Để khai thác được gốc cây quý hiếm này, ông Đức phải thuê tới 15 người đào bới, máy móc và vận chuyển trong gần một tháng trời. Trừ ăn uống, ông trả công thợ mỗi người 15.000 đồng/ngày. Sau đó, đích thân ông về Hà Nội, mua gần một tạ dây thừng mang lên để giằng néo gốc cây.
 
Khi gốc cây đã lộ thiên gần hết, ông thuê 20 con trâu mộng khỏe nhất của các gia đình dân tộc Mường quanh vùng để kéo bật gốc cây này ra khỏi mặt đất. Cầu kỳ hơn, giữ cho gốc cây không bị sứt mẻ, ông thuê người chặt hàng trăm cây chuối lót đường khi lăn từ đồi cao xuống đường cái và thuê thêm 10 thanh niên hỗ trợ.
 

Quanh thân gỗ, các rễ cây uốn lượn, quyện chặt hoặc đan xen vào nhau như hàng nghìn con rắn nhỏ.

 
Gốc cây lúc mới bật lên lộ rõ ba phần thân chắp nối vào nhau nhưng ở đoạn dốc cao nhất, không may bị đổ ập quá mạnh nên tách rời thành ba khối riêng lẻ. “Cũng may nó tách rời ra thành ba phần chứ nếu dính liền với nhau như nguyên bản thì tôi không biết đặt vào đâu cho được...” – ông Đức vui vẻ nói.
 
Trong ba thân gỗ tách ra từ gốc cây gù hương, khối nhỏ nhất có đường kính 1,4m ông dùng làm nơi thờ cúng sơn thần thổ địa. Khối có đường kính 2,7m dùng làm bàn để tiếp khách. Khối còn lại hơn 3m, ông dùng làm phản. Riêng phần rễ của gốc cây làm được 18 chiếc ghế và một đôn đặt tượng cao hơn 1m. Tất cả các hiện vật này được ông giữ nguyên bản, không chạm khắc, không sơn mài, đánh bóng.
 
Quan sát kỹ, bề mặt của ba thân gỗ gù hương đều có vân vi rất đẹp. Không cụ thể một hình dạng quen thuộc nào, nhưng nhìn tổng thể, nó hệt những đám mây nhỏ trên bầu trời mùa thu. Quanh từng thân gỗ, các rễ cây uốn lượn, quyện chặt hoặc đan xen vào nhau chẳng khác gì hàng nghìn con rắn nhỏ.
 

Khối nhỏ nhất có đường kính 1,4m trước dùng làm nơi thờ cúng sơn thần thổ địa nay dùng để để các vật dụng thiết yếu của ông Đức.

Chiếc phản làm từ phần lớn nhất của gốc gỗ.

 
Theo ông Đức, lúc mới mang về, mùi thơm từ gốc cây gù hương tỏa ra sực nức trang trại. Lâu ngày, lớp ngoài của gốc cây đã khô nên không còn thơm mấy. Thế nhưng, nếu dùng dao cạo lớp ngoài đi thì từ gốc cây sẽ nhỏ ra một lớp nhựa như nhựa thông, có mùi thơm ngào ngạt.
 
Cũng theo ông Đức, từ lúc nằm ngủ trên tấm phản làm từ gốc cây gù hương, ông thấy sức khỏe của mình ngày càng tốt hơn. Mỗi lần nằm trên đó, ông ngủ rất sâu, tỉnh dậy thấy trong người khoan khoái, nhẹ nhàng, tinh thần thanh thản lạ thường.
 
Có lần, một nhà khoa học của ĐH Nông nghiệp đến trang trại của ông Đức nghiên cứu gấu đẻ, được ông cho nằm thử trên chiếc phản này một thời gian đâm “ghiền”. Đích thân ông tiến sỹ đục một miếng gỗ nhỏ mang về nghiên cứu và sau đó gọi điện báo rằng, cây gù hương có tuổi đời từ 3.500 -  4.000 năm.
 
Gần chục năm qua, hàng chục tay chơi gỗ lũa khét tiếng trong Nam, ngoài Bắc và cả ở nước ngoài tìm đến trang trại của ông Đức để được chiêm ngưỡng bộ bàn ghế có một không hai này. Nhiều người xem xong có ý muốn mua lại nhưng ông không bán.
 
Đặc biệt nhất là có một người Mỹ, sau khi ngắm nghía kỹ bộ bàn ghế và chiếc phản đã một mực mua lại với giá 130.000USD nhưng ông Đức vẫn không bán. Ông Đức tâm sự: “Tiền bạc không phải thứ tôi thiếu nên dù có trả hơn 10 lần người Mỹ kia thì tôi vẫn không bán. Có được bộ bàn ghế này là nhờ nhân duyên. Tôi không bao giờ dứt duyên mình để đổi lấy vật chất phù du cả”.
 Hà Tùng Long
(Nguồn: nts)
Giá: 38,000,000 VNĐ
 
Giá: 10,000,000 VNĐ
 
Giá: 280,000,000 VNĐ
 
Giá: 23,000,000 VNĐ
 
Giá: 65,000,000 VNĐ
 
Ngôi nhà gỗ được trả giá 70 tỷ đồng
Cầu gỗ dài nhất VN dẫn đến... Thiên Đường
Ai là người giàu nhất trong lịch sử nhân loại ?
Vườn xuân Trung Nam Bắc
NHỮNG TÁC PHẨM ĐIÊU KHẮC GỖ TUYỆT ĐẸP
http://www.dogolaxuyen.com.vn/
Kiệu Thất Cống La Xuyên
http://www.dogomynghelaxuyen.com
Bản Quyền Thiết kế 2009@ Website http://www.dogolaxuyen.com.Chủ quản: Ông Ninh Thanh Sơn
Trực tuyến: 251 | Lượt truy nhập: 126,671,143
ĐỒ GỖ LA XUYÊN - SỐ 52 ĐƯỜNG SẮT- KCN LA XUYÊN - XÃ YÊN NINH. HUYỆN Ý YÊN. TỈNH NAM ĐỊNH. SỐ 52 ĐƯỜNG SẮT- KCN LA XUYÊN - XÃ YÊN NINH. HUYỆN Ý YÊN. TỈNH NAM ĐỊNH.
ĐT Viettel : 0966.430.568 ĐT Mobifone: 0903.234.375 - Fax: ĐT Vinaphone: 0919.830.818 | Email: dogolaxuyen@gmail.com