Nha Đam còn gọi là cây Lô Hội, Hổ Thiệt, Tượng Đảm, Du Thông, Long Tu Lưỡi Hổ, thuộc họ Hành Tỏi (Liliaceae).
Theo Linh Mục Hoàng Minh Thắng thì Nha Đam ( Lô Hội) có tất cả trên 300 loại: Aloe ở đảo Socotra, Aloe ở Cape Town bên Nam Phi, Aloe Saponaria, Aloe Sinensis của vùng Natale, Aloe Forox, Aloe barbadensis, Aloe perfoliata. Tại các nước khác người ta dùng nhựa nhiều cây Lô hội khác như Aloe vulgaris Lamk, Aloe feros L., Aloe peryi Bak., mỗi thứ cho nhiều chất lượng khác nhau.
Loại thông dụng nhắt là Aloe Vera (hay Dứa kiểng) có lá hình thon có đốm trắng, hai bên có gai nhọn nhưng rất mềm, lá dài trung bình từ 30-50 cm, chiều cao 60-90 cm, dày 1-2 cm, bên ngoài có lớp vỏ xanh, bên trong là chất thạch đắng.
Tại miền bắc Việt Nam có trồng một loại Lô Hội được xác định là Aloe perfoliata L. chủ yếu để làm cảnh, có lá ngắn hơn chỉ đo được từ 15-20 cm, chưa thấy ra hoa kết quả.
Tại nhiều nơi khác ở Việt Nam, cây Lô Hội mọc hoang ở bờ biển những tỉnh Ninh Thuận (Phan Rang , Phan Rí) và Bình Thuận.
Theo A.Petelot thì tại Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên có một loại Aloe sp. giống loại Aloe maculata Forsk. Tại Huế, người ta còn gọi Aloe là Long Thủ (tay rồng), Quảng Trị thì gọi là Lưu Hội. Người dân thường hái chúng hai ba lá bóc vỏ cứng ngoài, cắt thành từng miếng nhỏ ăn tươi với đường hoặc mật ong, hoặc ăn như rau sống để cho mát và chữa kinh nguyệt không đều.
Nếu sợ đắng thì dùng chất nhờn có nhũ tương nấu chè như bột khoai với đậu xanh, bột bán và mật ong ăn rất mát.
Loại Lô hội có hoa thì cụm dài chừng 1m hoa màu vàng xanh lục nhạt lúc đầu mọc đứng, sau rủ xuống dài 3-4 cm. Quả nang , hình chuông thuôn, lúc đầu xanh sau nâu và dai.
Thành phần hóa học:
Theo sách của Đỗ Tất Lợi, tùy theo nguồn gốc, Lô Hội có thành phần hóa học khác nhau, nhưng căn bản có những chất sau đây:
1- Tinh dầu màu vàng, độ sôi 266 -271, cho mùi đặc biệt , ít quan trọng về mặt dược lý.
2- Nhựa 12-13%: Có tác giả cho rằng nhựa nầy không có tác dụng tẩy.
3- Hoạt chất chủ yếu là chất aloine. Aloine không phải là một chất thuần nhất mà là gồm những antraglocozit có tinh thể, vị đắng có tác dụng tẩy. Tỷ lệ Aloine thay đổi tùy theo nguồn gốc Lô Hội.
Thông thường, tỷ lệ đó là 16-20%. Perrier có định hướng Aloine trong Lô Hội Việt Nam thì thấy tỷ lệ này lên tớì 26%. Tuy nhiên cũng có tác giả không cho Aloine là hoạt chất tẩy độc duy nhất, vì nhiều loại Lô Hội có cùng một lượng Aloine mà lại có tác dụng tẩy khác nhau..
Theo bảng phân chất của Linh Mục Bs Grandi của dòng Phanxicô làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu La Torre, tỉnh Torino, Trung Bắc Ý Đại Lợi, thì cây Lô Hội có những chất sau:
1- Có 13 chất khác nhau thuộc loại Lignine, Saponine, Pectine và Antrachinoni chứa các chất trụ sinh chống lại các loại vi khuẩn.
2- Có 8 loại vitamines cần thiết cho sức lớn mạnh của các tế bào nuôi dưỡng cơ thể, chế tạo ra máu điều hòa cơ thể và chửa lành các vết thương.
3- Cây Nha Đam chứa trên 20 thứ muối đạm cần thiết cho cơ thể.
4- Sacaridi đơn và đa dạng.
5- Minoacidi chính yếu.
6- Amonocidi phụ thuộc.
7- Chất men Oxyt hút các yếu tố nồng cốt.
Với hàm lượng và phẩm chất nhiều như vậy, tôi không hoài nghi về công dụng của dược thảo Lô Hội trong quá trình chửa trị các mô tế bào được.
Một vị Linh Mục Việt Nam đem về từ Vatican giống Aloe Ba Tây của Linh mục Romano về phổ biến ở San José, California.
Ông cho biết chi tiết quan trọng là có tới 300 loại Lô Hội. Loại tốt nhất để trị ung thư có màu xanh lá cây tươi và có đốm trắng. Không nên dùng loại màu xám có đốm trắng.
Chuyên Trị:
Sách 100 cây thuốc Vạn Linh Bá Chứng của Linh Mục Vũ Đình Trác thì cho Lô Hội chuyên trị trẻ em bị cam tích, lên kinh, táo bón. Trị nhức đầu và các chứng xung huyết nội tạng phủ, bệnh chảy máu cam. Đặc biệt trị bệnh gan và huyết bạch.
Sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Tiến Sĩ Đỗ Tất Lợi thì cho Lô Hội là một vị thuốc được dùng cho cả Đông Y lẩn Tây Y: Theo tài liệu cổ Lô Hội vị đắng tinh hàn, ứng vào bốn kinh can , tỳ, vị và đại tràng. Có tác dụng sát trùng, thông tiện, thanh nhiệt, lương can. Người tỳ vị hư nhược, sinh tả và phụ nữ có thai không được dùng. Hiện nay với lượng nhỏ dùng giúp sự tiêu hóa, ăn uống không tiêu.
Với liều lớn dùng làm thuốc chữa những bệnh nhức đầu khó chữa, sung huyết phổi, sung huyết các phủ tạng.
Còn dùng làm thuốc tẩy hay nhuận tràng. Nên dùng sau bữa ăn tác dụng sẽ dịu và mau hơn.
Không dùng được cho trẻ con dưới 13 tuổi, phụ nữ có thai, lòi dom (trỉ).
Liều dùng hàng ngày: Giúp sự tiêu hóa: 0,05 – 0,1g .
Tẩy (xổ): 0,15-2g dưới dạng thuốc viên hay nhũ dịch.
Phân bố, Thu hái và Chế biến:
Lá Lô Hội có tính hàn, không độc, vị hơi đắng. Có thể ăn sống , phơi khô để dành nấu nước uống hoặc xay thành nước cốt.
Nhờ tính cô đặc, người ta có thể chế thành cao. Lô là đen, hội là tụ lại.
Muốn chế vị Lô Hội, chúng ta có thể làm theo phương pháp ở Cape Town, Nam Phi châu:
Cắt lá xếp thành đống, cao 1m, ngang miệng hố đào dưới đất có lót da dê hay da ngựa, lá xếp trúc xuống để nhựa chảy vào hố da. Khi nhựa đã chảy hết thì bỏ lá đi, lấy nhựa đun nhiệt độ thấp (simmer) trong nồi đồng. Mùi cô rất khó chịu. Đừng đun quá nóng và lâu thì bị cháy, đun chưa đủ thì cao Lô Hội bị mềm, cho nên muốn làm cao phải tập trung vào các xưởng chuyên môn có phương tiện làm cô đặc.
Phương pháp ở Curacao:
Giống phương pháp ở miền trung Nam Bộ nước ta: Cắt lá xếp thành hình chữ V, đầu cắt trúc xuống, nhựa chảy vào tự nhiên không cần phải ép. Cô đặc trong nồi đồng.
Vài phương pháp khác :
a) Cắt nhỏ lá, giã và ép. Để lắng 24 tiếng. Gạn . Nước đem cô ở ngoài nắng hoặc đun cho đặc. Phương pháp này cho loại Lô Hội không được tốt vì lẫn nhiều tạp chất.
b) Có thể ngâm lá đã giã nhỏ với nước. Lọc. Đun bã với một lần nước nữa, trộn chỗ nước sau với nước trước rồi cô đặc lại.
c) Có thể đem thái nhỏ lá, cho vào rổ bằng giây thép, nhúng 10 phút vào thùng nước sôi. Lại làm thế với lượt lá mới cho đến khi có một thứ nước đen đặc thì đem gạn và cô đặc.
Do cách chế biến khác nhau. Vị Lô Hội cũng có hình thức khác nhau.
Trong mấy năm vừa qua, thí nghiệm loại Lô Hội trồng ở miền Bắc để chế vị Lô Hội. Nhưng Lô Hội chế được không cho phản ứng antraglucozit (Bortraeger) mặc dầu trước khi nấu, thí nghiệm trên với lá tươi phản ứng này rất rỏ.
Rút bài học đó, tốt nhất chúng ta nếu có phương tiện nên dùng sống vì Lô Hội là một trong những cây rất dễ trồng và sinh sôi rất nhanh. Không cần phải tưới nhiều.
1- Lô Hội chủ trị các tế bào mô (tissues) bị hủy hoại, hư hỏng hay ung thư:
Linh mục Romano Zago, sanh năm 1932 tại Lajeado, Brazil kể công hiệu Lô Hội trên Nguyệt san Thánh địa ngày 11-12-1993. Ông là một người rất nổi tiếng ở Ba Tây (Brasil) vì đã chữa trị hết bệnh nan y cho nhiều người từ ông già cho tới em bé tuy ông không phải là một bác sĩ, chỉ với một thứ thuốc dược thảo duy nhất: cây Lô Hội.
Lấy thí dụ chú bé Géraldo người Argentine bị ung thư máu, còn gọi là bệnh Bạch huyết (leucose hay leucémie), nguyên do Bạch huyết cầu non trong tủy xương bị rối loạn, xuất hiện trong máu lấn át và hủy hoại Hồng huyết cầu đến lúc bệnh nhân hết dưởng khí để thở vì hết hồng cầu. Bên Tây y chưa có thuốc trị, phải kiếm người cùng loại máu cho tủy để cấy tuỷ xương lành mạnh (marrow transplant), kết quả rất khích lệ.
Linh mục Romano đã đề nghị cha mẹ em Géraldo xử dụng thử phương pháp chưả bệnh của ông trong vòng hai tháng.
Bé Géraldo đã ngoan ngoãn uống si-rô Lô hội. Trước khi tháng thứ hai chấm dứt, các bác sĩ chữa trị cho biết em đã hoàn toàn khỏi bệnh ung thư máu. (Linh mục Hoàng Minh Thắng viết theo tài liệu Vittorio Bocello OFM, miracolo del aloe del Mielle, La Terra Santa).
Toa thuốc chữa bệnh cuả LM Romano rất đơn giản. Nó gồm hai hoặc ba lá Lô hội, nữa kilô mật ong (500g) và 2,3 muổng canh rượu trắng mạnh.
Sau khi rửa sạch nhựa vàng và vạt bỏ gai mềm 2 bên lá, cho vào máy xay (blender) nhuyễn thành một loại si-rô.
Trước khi uống phải lắc đều.
Mổi ngày uống 3 lần trước ba bữa ăn 5-20 phút mới công hiệu. Mật ong thay đường rất dễ hấp thu ïthẳng vào máu. Rượu làm dản nở mạch máu và là chất dẫn (conductor) giúp dễ dàng đến các nội tạng cần chữa trị.
Bình thường chữa trị khoảng 10 ngày và bệnh nhân cảm thấy khá ngay sau khi dùng ..
Nên đi khám bệnh trước và sau khi dùng để theo dõi.
Nếu cần thì tiếp tục đến 30 ngày cho tới khi khỏi bệnh.
Vị Lô Hội trị được tất cả các loại ung thư: ung thư vú, ung thư nhiếp hộ tuyến (prostate), ung thư bao tử (ulcer và cancer), ung thư ruột, ung thư óc…
2- Rụng tóc: Lấy lá Lô hội đã vạt vỏ. Chà chân tóc và da đầu đợi cho nhựa khô 2-3 giờ hãy gội cho sạch. Kiên nhẫn trị liệu trên 6 tháng sẽ thấy kết quả.
3- Trị các bệnh ngoài da: Ở Texas, Aloe được trồng với tầm vóc kỹ nghệ để chế Blue Gel là một thứ thuốc mỡ (pommade, ointment) dưỡng da, trị mụn nhọt rất hiệu nghiệm.
4- Các hàng mỹ phẫm: Kỹ nghệ mỹ phẫm đã nhìn thấy giá trị của Aloe nên đa số các mỹ phẫm kể cả khăn giấy đều có Aloe Vera.
5- Thức uống: Tại các tiệm Health Food và kể cả vài tiệm Groceries đều có bán thức uống Aloe Vera đã xay pha loãng bình gallon.
6- Cầm máu: Cây Lô Hội còn có công dụïng cầm máu, phồng da, mụn ngứa, mụn sừng trâu.
7-Nhức đầu: Lô Hội còn có công dụng trị nhức đầu và đau bụng ngầm rất hữu hiệu.
8-Trị đau gan: Lô Hội khô 3gr, cam thảo 3gr, nấu nửa lít nước, sôi kỹ còn một nửa, chia làm hai phần, uống hai lần trong ngày.
Theo tài liệu “Một vài dược thảo thường dùng” của Bác sĩ Nguyễn Ý Đức thì Aloé có nguồn gốc Đông Nam Phi Châu, đã có công dụng trị bệnh từ 1750 B. C.
Người Ai Cập dùng trị da nhiễm trùng từ 550 B.C. Danh mục Dược khoa Hoa Kỳ năm 1820 đã ghi công dụng của Aloé Véra và đã được trồng xử dụng trong kỷ nghệ dược phòng. Gel của Aloé Vera giúp nhuận trường, chữa lở bao tử, làm lành các vết thương bằng cách làm co vết thương và tăng tiết chất collagen, nên được dùng khi bị phỏng da. Mới đây nó được dùng để trị Vẩy Nến ( Psoriasis) là một bệnh về nấm kinh niên khó trị.
Đặc biệt nữa là nó còn làm tăng cường tính miễn nhiễm của cơ thể. Trên thị trường Aloé được giới thiệu như có công hiệu làm mềm da, sạch da, chống ngứa, diệt trùng, làm da tăng trưởng mau, đôi khi trị cả da dị ứng với lá thường xuân (poison ivy) .
Bên Nhật, Aloé còn được dùng để trị bệnh ung thư do khả năng chống viêm và chặn tăng trưởng tế bào ung thư.
Kết quả nghiên cứu tại University of Maryland cho thấy Aloé có thể diệt được siêu vi trùng bệnh mụn giộp (herpes) là một loại bệnh về hoa liểu và vài loại siêu vi khuẩn bịnh cúm (influenza), trong khi đó, thử nghiệm tại University of Missouri cho thấy Aloé Gel có thể dùng để ngừa thụ thai. Aloé còn kích thích tụy tạng, bài tiết Insulin, nên đang có cuộc nghiên cứu dùng Aloé để trị bệnh tiểu đường.
Liều lượng: Ở dạng si-rô, mổi lần uống 1 muổng canh, ngày ba lần. Uống trước bữa ăn 20 phút khi bụng đói.
Người khoẻ mạnh nếu muốn bảo trì (maintenance) sức khoẻ có thể dùng 10 ngày mổi năm, có thể phòng ngừa được các bệnh thông thưòng ( préventive medecine).
Hoặc có thể hái 2-3 lá ăn với mật ong 10 ngày. Nếu muốn dùng thể lỏng thì xay pha thêm 2 muổng Rhum.
Có người khẳng định Lô Hội trị bá bệnh. Tôi thấy hơi quá đáng, nhưng tôi ít thấy một dược thảo nào được cả Tây Y lẫn Đông Y nhìn nhận sự công hiệu như vậy.
Còn có một loại Y học nữa là Y học dân gian do kinh viện hay truyền khẩu rất công hiệu: Y Học gia truyền.
Bàn đến thuốc gia truyền tôi xin đóng góp vài kinh nghiệm bản thân để lưu hậu thế:
Nhậm mắt đỏ: Nếu không sẳn thuốc, các bạn hãy vào bếp lấy đôi đủa bếp (loại làm bằng tre một đầu giẹp để xới cơm) đem hơi lửa cho ấm đấp lên mí mắt sẽ khỏi.
Mụt cóc: củi dầu chụm xùi bọt ở đuôi cây củi thoa mụt cóc rụng lúc nào không biết và không bị trở lại.
Mắt kém: lá cây củ kỹ đem nấu canh vớiù hai cái trứng ăn sẽ sáng mắt.
Thiếu máu: lá đọt non cây Dâu tầm ăn (mulberry) nấu canh với lá mía heo ăn bổ máu đỏ da thắm thịt và bổ phổi.
Kết luận: Trước Đông Y tổ Thần Nông và ông tổ nền Tây Y Hippocrates, dân gian dùng thuốc gì để điều trị? Loài người đã làm cách nào để sinh tồn với bệnh tật, thú dử, thiên tai khi chưa biết đến kháng sinh và trụ sinh.? Và ngày nay với những bệnh mới không thuốc chữa vì quen thuốc hoặc chưa tìm ra nguyên nhân như bệnh AIDS và bệnh SARS.?
Tin mừng là Quốc hội Mỹ củng như Hiệp Hội Y sĩ Hoa Ky ø(AMA) đã quan tâm tới vấn đề dược thảo và các phương pháp trị liệu không chính thống (alternative medecine) mỗi ngày một phổ thông này.
Có một cây thuốc nhỏ, dễ trồng và rất rẻ tiền mà rất đa dụng, tại sao chúng ta không thử?
|